Đào Nhuận - Vị tướng giúp Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng năm 938
Trận Bạch Đằng năm 938 được coi là “đại võ công vang
dội đến nghìn thu”. Tuy nhiên, người lãnh nhiệm vụ đặc biệt dẫn dụ quân Nam Hán
lọt vào trận địa cọc này lại ít được nhắc đến. Tự hào về tướng Đào Nhuận trong
trận đánh lịch sử góp sức trong chiến thắng quân Nam Hán năm 938 của Tướng lính
Ngô Quyền.
Bạch Đằng một cõi chiến tràng,
Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông.
THÂN THẾ TƯỚNG ĐÀO NHUẬN
Tổ tiên của Đào Nhuận là dân Thủy Đường (xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên ngày nay). Do bị
chính quyền cai trị phương Bắc ức hiếp nên gia đình ông phải rời sang vùng đầm
lầy bên sông Cấm để sinh sống. Bố ông làm nghề đánh cá, mẹ đan lưới. Lớn lên,
Đào Nhuận thường theo cha đi đánh cá.
Cuộc sống ven biển thường có giặc biển vào cướp phá,
dân làng Da Viên đã mời thầy về dạy võ cho trai tráng trong làng. Vốn có sức
khỏe hơn người, lại sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước nên sau một thời gian
học tập và rèn luyện, Đào Nhuận đã trở thành một người tinh thông võ nghệ.
Do việc liên kết chống giặc biển vào cướp phá dân làng
nên Đào Nhuận và Nguyễn Tất Tố trở thành
đôi bạn rất thân.
Tượng
cụ Đào Nhuận (tại Từ Lương Xâm, phường Nam Hải, quận Hải An, Hải Phòng)
VAI TRÒ CỦA ĐÀO NHUẬN TRONG TRẬN BẠCH ĐẰNG LỊCH SỬ 938
ĐÁNH THẮNG QUÂN NAM HÁN
Với những ai đam mê lịch sử,
đặc biệt là lịch sử dân tộc ta đều biết đến Ngô Quyền với chiến công hiển hách
năm 938 tại sông Bạch
Đằng. Nơi đây đánh dấu chiến thắng quan trọng của quân
và dân ta trước quân Nam Hán.
Nhưng để có được chiến tích huy hoàng với trận địa cọc ngầm hiểm yếu
đó, vẫn còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết. Sau nhiều tìm tòi, nghiên cứu,
thông qua loạt bài viết về Trận Bạch Đằng chúng tôi sẽ gửi đến quý độc giả
những câu chuyện, những khía cạnh chưa được lịch sử đề cập tới. Trong phần đầu
hai này, chúng ta sẽ đến với anh hùng dũng cảm ra dụ địch vào trận địa!
Khi Ngô Quyền về vùng ven biển Đông Bắc (An Dương) ngày nay là Từ Lương
Xâm thuộc phường Nam Hải, quận Hải An, Hải Phòng chiêu mộ lực lượng chuẩn bị
đối phó với quân Nam Hán xâm lược. Khi đó Đào Nhuận đã cùng với Nguyễn Tất
Tố và trai tráng trong làng đầu quân đánh giặc và được trọng dụng làm gia
tướng.
Biết Đào Nhuận là người thông thạo địa hình địa vật, Ngô Quyền đã giao
Ông và Nguyễn Tất Tố dẫn đầu một lực lượng đi thám sát, thăm dò con nước, các
nhánh sông, bờ bãi quanh hai bờ sông Bạch Đằng để bố trí quân mai phục.
Đào Nhuận đã chỉ huy dẫn quân lính cùng nhân dân vào rừng lấy gỗ đẽo
cọc nhọn cắm ở cửa sông rồi cùng Ngô Xương Ngập (con
trai Ngô
Quyền) và Dương Tam Kha bố trí
trận địa quân mai phục hai bên bờ sông.
GÓP CÔNG TRONG CHIẾN THẮNG LỪNG DANH NĂM 938
Sau
khi trừ khử Kiều Công Tiễn, nghe tin đại quân của Hoằng Tháo sắp tấn công bằng
đường thủy, Ngô Quyền bèn họp bàn các tướng lĩnh để bày mưu phá giặc. Là người
thông minh lại nắm rõ quy luật lên xuống của thủy triều trên sông Bạch Đằng,
Ngô Quyền nhận định: “Hoằng Tháo là đứa trẻ từ xa đến, quân lính mệt mỏi, lại
nghe Kiều Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng nên mất vía trước rồi.
Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt tất phá được”.
Sông
Bạch Đằng là cửa ngõ giao thông quan trọng phía đông bắc từ biển Đông vào đất
Việt. Theo cửa Nam Triệu vào Bạch Đằng, địch có thể ngược lên và tiến đến thành
Cổ Loa hoặc thành Đại La hoàn toàn bằng đường sông. Trong khi đó, thủy triều
lên từ nửa đêm về sáng, cửa biển rộng mênh mông, nước trải rộng ra hai bên bờ
đến hơn 2 km. Đến gần trưa, triều rút mạnh, chảy ra rất nhanh. Như vậy, kế
hoạch và việc lựa chọn chiến trường cho trận huyết chiến đã được quyết định là
sông Bạch Đằng. Trận đánh chính sẽ diễn ra ở phía trong bãi cọc.
“Trận
thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến
công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại.
Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở
một thời bấy giờ mà thôi đâu”. - Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đánh giá-
Bấy
giờ vào cuối năm 938, trời rét, mưa dầm dề nhiều ngày. Quân và dân ta lặn lội
mưa rét ngày đêm vận chuyển gỗ, dựng cọc. Hàng nghìn cây gỗ lim, sến, đầu được
vạt nhọn và bịt sắt được đem về đây cắm xuống thành những hàng dài chắc chắn, đầu
cọc hướng chếch về phía nguồn. Trong khoảng hơn một tháng thì mọi việc hoàn
thành.
Theo kế hoạch, đội binh thuyền do Đào Nhuận dẫn đầu cùng đội quân do Dương Tam Kha (con của Dương Đình Nghệ) chỉ huy bên tả ngạn, Ngô Xương Ngập (con trai cả của Ngô Quyền) và Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy đội quân bộ bên hữu ngạn, mai phục sẵn, phối hợp thủy quân đánh tạt sườn đội hình quân địch, sẵn sàng diệt nếu địch chạy lên bờ. Từ cửa biển ngược lên phía trên không xa, một đạo thủy quân mạnh phục sẵn do chính Ngô Quyền chỉ huy chặn ngay đường tiến lên của địch, chờ khi nước xuống sẽ đánh lại.
Vào
một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả
một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch
Đằng. Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có
thể ăn tươi nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy
lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra
đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần
hết. Lúc đó, Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua
chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng với hơn một nửa quân sĩ.
Trận
đánh chỉ diễn ra trong chưa đầy một ngày, không chỉ phá tan trăm vạn quân của
Lưu Hoằng Tháo mà còn chôn vùi vĩnh viễn tham vọng xâm chiếm nước ta của nhà
Nam Hán. Sách sử chép: “Vua Hán thương khóc, thu nhặt quân còn sót mà rút lui”.
Mùa
xuân năm 939, Ngô Quyền tự xưng Vương, chọn kinh đô là Cổ Loa, mở ra thời kỳ
độc lập và chấm dứt nghìn năm Bắc thuộc. Ông trị vì được 6 năm thì mất.
Để tưởng nhớ công lao của Ngô Quyền cùng hai Danh tướng Nguyễn Tất Tố, Đào Nhuận nhân dân ở gồm 17 làng, xã vùng phía Đông của huyện An Dương xưa khi lập làng đã tôn thờ Ngô Vương Quyền là Thành Hoàng làng đồng thời lập ban phối thờ hai ông Nguyễn Tất Tố, Đào Nhuận. Nhân dân thường gọi "Ban thờ hai ông quan lớn" bằng bài vị ghi thần hiệu của hai ông.
Ảnh: Ban thờ ông Nguyễn Tất Tố và ông Đào Nhuận tại Đình làng Lũng Bắc, quận Hải An, Hải Phòng.
Ảnh: ĐÌNH LÀNG LŨNG BẮC; DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA QUỐC GIA VÀ LÀNG HOA TRUYỀN THỐNG